Tăng 1 điểm, VN-Index chốt năm 2023 trong sắc xanh
Cục diện của nhóm 4 trước lượt trận cuối như sau: đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn có 6 điểm, chỉ cần không thua ở lượt trận cuối lúc 17 giờ 30 hôm nay với đội Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM là giành ngôi nhất nhóm cùng tấm vé tham dự vòng play-off. Đội Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM và đội Trường ĐH Cảnh sát nhân dân có cùng 3 điểm, buộc phải thắng ở trận cuối mới cạnh tranh ngôi đầu hoặc nhì bảng có thành tích tốt nhất.Với việc chạm trán với đội Trường ĐH Mở TP.HCM đã hết cơ hội cạnh tranh tấm vé đi tiếp là thuận lợi cho đội Trường ĐH Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên quyền tự quyết không còn nằm trong tay thầy trò HLV Nguyễn Thế Anh nên đội bóng này đặt mục tiêu trước mắt là giành trọn 3 điểm. Các cầu thủ đội Trường ĐH Cảnh sát nhân dân sở hữu nền tảng thể lực sung mãn nhưng sự phối hợp chưa nhuần nhuyễn và thiếu tự tin. Vì thế muốn đạt kết quả tốt, các học trò HLV Nguyễn Thế Anh phải thay đổi lối chơi, nhất là tinh thần tự tin, mạnh dạn phối hợp trong triển khai bóng tấn công.Không còn cơ hội đi tiếp nhưng đội Trường ĐH Mở TP.HCM cũng bày tỏ quyết tâm chơi trận cầu cống hiến để chia tay giải, hướng đến mục tiêu mới, nhất là sự trở lại mạnh mẽ ở mùa giải tiếp theo. Xếp hạng nhóm 3 trước lượt trận cuối như sau: 1/Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (6 điểm), 2/Trường ĐH Cảnh sát nhân dân (3 điểm), 3/Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (3 điểm), 3/Trường ĐH Mở TP.HCM (0 điểm).Nhà vô địch SEA Games tìm kiếm lứa cầu thủ tiếp theo cho bóng rổ nữ TP.HCM
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Phạt người đăng thông tin sai sự thật về vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Ngày 28.2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc chủ trì hội nghị.Về sắp xếp bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tập trung, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đồng thời, chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn liên quan và yêu cầu thực tiễn.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất giảm 1 đầu mối bên trong Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, từ 6 còn 5 ban. Thành lập Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo - Đối ngoại và Ban Phong trào, chuyển công tác đối ngoại về Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, chuyển công tác người Việt Nam ở nước ngoài về Ban Dân tộc - Tôn giáo.Sau sắp xếp, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có 5 đầu mối gồm: Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, Ban Tổ chức, Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Văn phòng.Về nhân sự Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, bổ nhiệm bà Dương Thị Huyền Trâm, Trưởng ban Phong trào giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội; bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng ban Phong trào và bà Cao Thị Thu Duyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo - Đối ngoại giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội.Sau sắp xếp, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm có: - Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách chung.- Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách ban Tổ chức; phụ trách chung Văn phòng, trong đó trực tiếp phụ trách công tác tài chính, tài sản công và đối ngoại.- Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân chủ - Pháp luật; phụ trách công tác tổng hợp, quản trị, văn thư - lưu trữ của Văn phòng; phụ trách cụm thi đua số 4.- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, phụ trách cụm thi đua số 1.- Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân tộc - Tôn giáo, phụ trách cụm thi đua số 2 và 3.- Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 6 người: Lê Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Lê Hương, Dương Thị Huyền Trâm, Nguyễn Quốc Việt, Thạch Nghi Xuân, Hoàng Mai Quỳnh Hoa.Theo Quyết định số 2501 Thành ủy TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM kết thúc hoạt động từ ngày 28.2.2025. Đảng ủy các Cơ quan Đảng TP.HCM đã có Quyết định số 09 thành lập Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 38 đảng viên; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đảng viên.Trong đó, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Bí thư Đảng ủy; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Phó bí thư Đảng uỷ; bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 3 người: ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Chủ nhiệm; hai ủy viên gồm ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng ban Tổ chức và ông Trần Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chủ trương sắp xếp tinh gọn hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố theo chủ trương, định hướng của Trung ương, Thành ủy TP.HCM.
TAND tối cao vừa có hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.Cụ thể, đối tượng được đề nghị đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải có đủ: các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước; là người đang được tòa án có thẩm quyền quyết định cho tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tại bộ luật Hình sự.Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn phải có nơi cư trú rõ ràng; quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính đến ngày 30.4.2025 vẫn đang có hiệu lực thi hành.Trong khi đó, đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐCTN của Chủ tịch nước) hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù để đáp ứng yêu cầu về đối nội hoặc đối ngoại của Nhà nước.Những người này phải thuộc một trong các trường hợp: có văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá; có văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế đề nghị đặc xá; có văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, các ban Đảng ở T.Ư, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị đặc xá.Theo hướng dẫn của TAND tối cao, hồ sơ đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm: phiếu đề nghị xét đặc xá cho người bị kết án, đơn đề nghị đặc xá của người bị kết án, bản cam kết của người có đơn đề nghị đặc xá, bản sao quyết định thi hành án của người bị kết án, bản sao quyết định (hoặc các quyết định) tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án đang còn hiệu lực tính đến ngày 30.4.2025, các văn bản, tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung…Hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù cũng tương tự.Khi nhận được văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá hoặc văn bản đề nghị đặc xá của các cơ quan, tổ chức như đã nêu, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt thuộc quyền quản lý của tòa án mình.Chánh án TAND cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt để kiểm sát theo quy định.Sau khi nhận được kết quả kiểm sát bằng văn bản của viện kiểm sát cùng cấp, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu tổng hợp và gửi danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt về TAND tối cao trước ngày 1.4.2025 để TAND tối cao tổng hợp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan, báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ để kết nối metro số 1
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.